-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bị viêm da tiết bã nhờn ở trên đầu phải làm sao ?
Wednesday,
06/05/2020
Đăng bởi BÙI THỊ THANH
#Viemtuyenbanhondadau
#Viemdacodia
Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm da cơ địa, viêm tuyến bã nhờn da đầu nhưng các bệnh viện đều bó tay, bất lực hoặc điều trị nhưng không dứt điểm. Chúng tôi có các sản phẩm đặc trị từ Châu âu sẽ đem lại cho bạn kết quả hài lòng, thậm chí nếu tình hình không cải thiện chúng tôi sẽ back lại tiền cho bạn. Bởi các sản phẩm mà chúng tôi hướng tới đều là sản phẩm uy tín, tiêu chuẩn Châu âu đã được kiểm nghiệm chặt chẽ và thử nghiệm tại Châu âu mà cụ thể là khối Schengen.
https://eustore.vn/dau-goi-dau-tri-mun-trung-ca-viem-da-vay-nen-di-ung-cham-soc-toc-va-da-dau-150ml
Trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra các trường hợp cụ thể để khách hàng nhận định về tình trạng bệnh của mình, với thời tiết nóng nực sẽ là cơ hội cho bệnh tình phát triển. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sử dụng sản phẩm, chấm dứt chuỗi ngày khó chịu với căn bệnh viêm tuyến bã nhờn da đầu, viêm da cơ địa nhé!
Viêm da tiết bã ở đầu có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ (0 – 3 tháng tuổi) và người trưởng thành. Nếu xảy ra ở trẻ em, bệnh có thể thuyên giảm và biến mất hoàn toàn mà không cần điều trị. Tuy nhiên khi khởi phát ở người lớn, viêm da tiết bã có xu hướng tái phát nhiều lần, tiến triển dai dẳng, ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình, tâm lý và chất lượng cuộc sống.
Viêm da tiết bã nhờn ở đầu là bệnh gì?
Viêm da tiết bã nhờn (viêm da dầu/ chàm da mỡ/ viêm da tiết bã) là bệnh da liễu mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, đổ nhiều dầu, nhờn, ẩm, dính và có nhiều vảy bong. Cơ chế hình thành bệnh có liên hệ mật thiết với hoạt động rối loạn của tuyến bã nhờn và sự tăng sinh quá mức của nấm men (Malassezia hoặc Candida albicans).
Bệnh lý này thường ảnh hưởng đến những vùng da có tuyến dầu hoạt động mạnh như vùng ngực, cổ, sau tai, da mặt và da đầu. Viêm da tiết bã ở da dầu không chỉ ảnh hưởng đến người trưởng thành mà còn xảy ra ở trẻ nhỏ từ 0 – 3 tháng tuổi.
Bệnh khởi phát ở trẻ nhỏ thường có xu hướng tự biến mất sau 3 – 12 tháng mà không cần điều trị y tế. Trong khi đó ở người lớn, bệnh có tiến triển dai dẳng, dễ tái phát, khó điều trị, gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống và ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình.
Hiện nay, không có bất cứ phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm viêm da tiết bã nói chung và viêm da tiết bã ở đầu nói riêng. Vì vậy bên cạnh các biện pháp khắc phục, cần kết hợp với chế độ chăm sóc và xây dựng lối sống lành mạnh nhằm kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa tiến triển của bệnh và làm giảm nguy cơ tái phát.
Nhận biết viêm da tiết bã da đầu
Viêm da tiết bã ở đầu có tổn thương điển hình là tình trạng da đầu đổ nhiều dầu, đỏ và bề mặt da xuất hiện nhiều vảy bong. Tuy nhiên, triệu chứng phát sinh còn phụ thuộc vào một số yếu tố như độ tuổi, giai đoạn phát triển của bệnh, mức độ thương tổn và cơ địa.
1. Triệu chứng viêm da tiết bã vùng đầu ở trẻ em
Viêm da tiết bã thường xảy ra ở trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi và chủ yếu gây thương tổn ở vùng da đầu. Tuy nhiên một số trẻ có thể xuất hiện triệu chứng ở cả vùng trán, má và cằm.
Các triệu chứng điển hình của viêm da tiết bã vùng đầu ở trẻ em, bao gồm:
- Da đầu có thể đỏ hoặc không
- Bề mặt da xuất hiện nhiều mảng bám có màu trắng vàng, nâu nhạt hoặc nâu đen
- Mảng bám thường bám chặt vào da, chân tóc và rất khó bong
- Thương tổn da không gây nóng rát, châm chích, ngứa ngáy hay khó chịu
Phần lớn trẻ trong giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi đều bị viêm da tiết bã vùng đầu. Tuy nhiên thương tổn da có thể tự biến mất sau 3 – 12 tháng mà không cần điều trị.
2 .Triệu chứng viêm da tiết bã vùng đầu ở người lớn
Viêm da tiết bã nhờn da đầu ở người lớn thường có mức độ nặng hơn so với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, do cơ chế hình thành khá phức tạp nên bệnh có xu hướng dai dẳng và dễ tái phát.
Các dấu hiệu nhận biết viêm da tiết bã vùng đầu ở người lớn, bao gồm:
- Da đầu tiết nhiều bã nhờn, đỏ và có nhiều vảy bong (vảy bong nhỏ, dễ bong hơn so với viêm da tiết bã ở trẻ nhỏ)
- Chân tóc thường có xu hướng bết rít và ngứa ngáy nhẹ
- Thương tổn da ở viền tóc thường nổi cộm, có màu đỏ và vảy trắng bên trên. Đồng thời có ranh giới rõ ràng so với những vùng da lân cận
- Ở một số trường hợp, bệnh có thể gây ngứa ngáy kèm nóng rát nhẹ
Nguyên nhân gây viêm da tiết bã ở trên đầu
Viêm da tiết bã xảy ra ở đầu có cơ chế hình thành khá phức tạp. Trong đó, hoạt động rối loạn của tuyến bã nhờn và sự tăng sinh quá mức của nấm men Malassezia là yếu tố tác động chính đến cơ chế hình thành bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh còn có khả năng di truyền ở những người thân cận huyết. Thống kê cho thấy, nguy cơ mắc bệnh lý này có thể tăng lên nếu cha hoặc mẹ bị viêm da tiết bã hoặc bệnh vảy nến.
Tuy nhiên bệnh chỉ bùng phát khi có các yếu tố tác động sau:
- Dị ứng: Dị ứng dầu gội đầu, sản phẩm xịt tóc, thuốc nhuộm tóc hoặc dị ứng thời tiết, thực phẩm,… có thể kích thích triệu chứng của viêm da tiết bã bùng phát.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã vùng đầu. Nguyên nhân là do một số loại thực phẩm và thức uống (cà phê, rượu bia, thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ,…) có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, gây bài tiết nhiều dầu thừa, tạo điều kiện cho nấm men phát triển và bùng phát thương tổn da.
- Ảnh hưởng của các bệnh lý ở da đầu: Bên cạnh đó, nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã vùng đầu còn có thể tăng lên nếu bị một số bệnh lý như chàm da đầu, gàu, vảy nến,…
- Sức đề kháng suy giảm: Hệ miễn dịch suy giảm có thể tạo điều kiện cho nấm men phát triển và gây bùng phát viêm da dầu. Do đó bệnh lý này thường có xu hướng khởi phát mạnh trong giai đoạn mang thai, suy nhược cơ thể, stress, sau phẫu thuật,…
- Yếu tố khác: Ngoài ra, viêm da tiết bã ở đầu còn có thể bùng phát do sinh sống trong môi trường ô nhiễm, vệ sinh kém, căng thẳng thần kinh, mất ngủ, tác dụng phụ khi sử dụng thuốc,…
Viêm da tiết bã vùng đầu có nguy hiểm không?
Viêm da tiết bã ở đầu là bệnh lành tính và chỉ gây thương tổn ngoài ra. Nếu xảy ra ở trẻ nhỏ, bệnh có thể tự biến mất mà không cần can thiệp điều trị và chăm sóc. Ngược lại, viêm da tiết bã vùng đầu ở người lớn thường có xu hướng tái đi tái lại, ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình, tâm lý và chất lượng cuộc sống.
Mặc dù là bệnh ngoài da và không gây ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng. Tuy nhiên nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây ra một số biến chứng như:
- Rụng tóc: Viêm da tiết bã kéo dài có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh ở da đầu, gây rối loạn tuyến bã nhờn và khiến chân tóc suy yếu. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể làm tăng số lượng tóc rụng, khiến tóc chẻ ngọn, khô xơ và dễ gãy.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh da đầu khác: Người bị viêm da tiết bã vùng đầu kéo dài thường có nguy cơ cao bị gàu, nấm da đầu và vảy nến.
- Viêm da tiết bã bội nhiễm: Thông thường, viêm da dầu ít khi gây ngứa ngáy, khó chịu nên gần như không phát sinh tổn thương thứ phát và bội nhiễm da. Tuy nhiên đối với vùng da đầu, dầu thừa bài tiết quá mức có thể cộng hưởng với hoạt động của vi nấm, nhiệt độ,… gây ngứa ngáy và nóng rát da. Nếu có thói quen chà xát và gãi cào, vùng da đầu có thể bị xây xước, chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Cách xử lý viêm da tiết bã nhờn ở đầu
Như đã đề cập, viêm da tiết bã nhờn ở đầu không thể điều trị hoàn toàn. Mục tiêu chính của việc điều trị là cải thiện triệu chứng, kìm hãm sự phát triển của bệnh và giảm ảnh hưởng đối với đời sống sinh hoạt.
Trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc dùng ngoài và kết hợp với thuốc uống nếu cần thiết. Tuy nhiên khi bệnh đã ổn định, điều trị chủ yếu là dùng thuốc tại chỗ, kết hợp với thảo dược tự nhiên và chăm sóc khoa học.
1. Thuốc điều trị tại chỗ + thuốc uống
Thuốc được dùng trong điều trị viêm da tiết bã nhờn vùng đầu có tác dụng ức chế nấm men Malassezia, loại bỏ vảy bong và giảm hoạt động bài tiết dầu thừa. Ngoài ra trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thuốc có tác dụng chống viêm và giảm ngứa.
Các loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm da tiết bã bao gồm:
- Dầu gội trị nấm: Các loại dầu gội trị nấm (Ketoconazole) thường được chỉ định ưu tiên trong điều trị viêm da dầu ở đầu. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của vi nấm, từ đó cải thiện các triệu chứng như đỏ da, bong vảy, ngứa ngáy và khó chịu. Với những chủng nấm kháng hoạt chất nhóm zol, bác sĩ có thể thay thế bằng dầu gội chứa Zinc pyrithione và Selenium sulfide.
- Dầu gội bạt sừng: Đối với những trường hợp da đầu có nhiều vảy bong, bác sĩ có thể chỉ định dầu gội chứa thành phần bạt sừng như Acid salicylic, Lactic acid,… Ngoài tác dụng giảm vảy bong, loại thuốc này còn ức chế hoạt động bài tiết bã nhờn, giảm bết rít chân tóc và ngứa ngáy.
- Dầu gội chứa Biotin: Biotin là thành phần cần thiết cho quá trình phát triển của tóc. Loại dầu gội này được sử dụng khi viêm da dầu gây rụng tóc, khiến tóc khô xơ và chẻ ngọn nhiều.
- Thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng histamine H1 có tác dụng chống dị ứng và giảm ngứa ngáy. Thuốc được chỉ định khi viêm da đầu gây ngứa ngáy kéo dài, nóng rát và châm chích. Ngoài ra, thuốc còn ức chế hoạt động giải phóng histamine, giảm thương tổn da và ngăn ngừa triệu chứng lây lan rộng.
- Thuốc kháng nấm đường uống: Đối với những trường hợp viêm da tiết bã có xu hướng lan tỏa rộng hoặc đáp ứng kém với điều trị tại chỗ, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định thuốc kháng nấm đường uống (Itraconazole). Thuốc kháng nấm đường uống giúp ức chế vi nấm và giảm nhanh các triệu chứng trên da. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể tác động tiêu cực đến sinh lý nam và chức năng gan.
- Thuốc uống chứa corticoid: Thuốc uống chứa corticoid rất ít khi được chỉ định trong điều trị viêm da dầu vùng đầu. Tuy nhiên trong trường hợp thương tổn da có mức độ nặng nề, bác sĩ có thể chỉ định thuốc corticoid đường uống trong thời gian ngắn.
2. Loại bỏ viêm da tiết bã với bài thuốc Đông y “3 trong 1”
Đông y chú trọng vào điều trị từ căn nguyên, với viêm da tiết bã quan trọng nhất là loại bỏ được triệu chứng bong tróc, làm lành tổn thương và ngăn ngừa tái phát. Một trong những bài thuốc đang nhận được sự quan tâm của người bệnh là Thanh bì dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.
Đây là bài thuốc có sự kết hợp hoàn hảo giữa 3 chế phẩm: thuốc uống trong, thuốc lá gội đầu và cao bôi ngoài. Áp dụng cơ chế “trong uống ngoài bôi” để loại bỏ tình trạng viêm da tiết bã nhờn trên đầu từ trong ra ngoài.
Khi các thảo dược lành tính như bồ công anh, ké đầu ngựa, tang bạch bì, đơn đỏ… có trong bài thuốc được thẩm thấu vào sâu bên trong cơ thể sẽ tạo ra tác động loại bỏ bệnh từ gốc. Đồng thời, các thảo dược có tính sát khuẩn có trong chế phẩm thuốc lá gội đầu và thuốc bôi sẽ giúp làm lành những tổn thương ngoài da, lấy đi lượng dầu thừa trên da đầu, trả lại vùng da sạch thoáng, mịn màng và khỏe mạnh.
3. Tận dụng thảo dược tự nhiên
Thuốc điều trị viêm da tiết bã ở đầu chỉ được sử dụng trong những trường hợp cần thiết. Khi thương tổn da thuyên giảm, bạn có thể hỗ trợ quá trình điều trị bằng các thảo dược tự nhiên như:
- Sử dụng tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng nấm mạnh, giúp loại bỏ dầu thừa và vảy bong. Do đó, bạn có thể sử dụng vài giọt tinh dầu kết hợp với dầu gội để làm sạch da đầu, giảm ngứa ngáy và cải thiện thương tổn da.
- Gội đầu bằng bồ kết: Bồ kết không chỉ giúp nuôi dưỡng mái tóc, giảm tình trạng tóc khô ráp và gãy rụng mà còn hỗ trợ điều trị viêm da tiết bã. Hoạt chất saponaretin và flavonoid có tác dụng ức chế vi khuẩn, hạn chế hoạt động bài tiết bã nhờn và giảm tình trạng sưng đỏ da đầu.
- Gội đầu bằng lá trầu không: Dịch chiết từ lá trầu không có khả năng ức chế nấm, virus và vi khuẩn. Bên cạnh đó, thảo dược này còn hỗ trợ giảm viêm, loại bỏ dầu thừa và cải thiện tình trạng ngứa ngáy. Để giảm viêm da tiết bã vùng đầu, bạn có thể gội đầu bằng nước sắc lá trầu không từ 2 – 3 lần/ tuần.
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát
Viêm da tiết bã nhờn ở đầu chịu tác động của nhiều yếu tố (yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài). Do đó bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần, gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống.
Vì vậy, bạn cần kết hợp thực hiện các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc như:
- Giữ da đầu khô thoáng và sạch sẽ bằng cách gội đầu 2 ngày/ lần với các loại dầu gội dịu nhẹ, lành tính và không chứa hương liệu.
- Tránh gãi, chà xát và cào mạnh lên da đầu. Tình trạng này không chỉ khiến da tổn thương nặng mà còn làm tăng nguy cơ rụng tóc và bội nhiễm.
- Hạn chế sử dụng hóa chất và nhiệt lên tóc trong thời gian điều trị.
- Khi sấy tóc, bạn nên chọn chế độ “mát” để tránh gây thoái hóa nang tóc, khiến tóc khô xơ, gãy rụng và hư hại.
- Sử dụng dù và mũ cói khi di chuyển ngoài trời nhằm bảo vệ da đầu trước ảnh hưởng của tia cực tím. Một số nghiên cứu cho thấy, tia UVA và UVB trong ánh nắng có thể thúc đẩy tốc độ thoái hóa chân tóc, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức và khiến bệnh viêm da dầu tiến triển phức tạp hơn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế dùng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích và các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường, muối và gia vị cay nóng.
- Kiểm soát căng thẳng bằng cách nghỉ ngơi điều độ và giảm thời gian làm việc.
Viêm da tiết bã nhờn ở đầu có thể thuyên giảm nếu chăm sóc và điều trị kịp thời. Ngược lại với những trường hợp chủ quan và không tiến hành khắc phục sớm, tổn thương da có thể lan tỏa rộng, gây rụng tóc và tăng nguy cơ bội nhiễm. Vì vậy ngay khi da đầu xuất hiện các triệu chứng nói trên, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.